Breaking

Post Top Ad

Your Ad Spot

Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Alan Đức Nguyễn Chuyên gia bất động sản hướng dẫn về mức phạt đặt cọc mua bán nhà đất mới nhất

 


Chuyên gia bất động sản Alan Đức Nguyễn hôm nay chia sẻ với quý bạn về: ” Đặt cọc trong mua bán bất động sản”. Mua bán, giao dịch chuyển nhượng bất động sản thổ cư đều phải thực hiện hợp đồng đặt cọc. Việc này để bảo vệ quyền lợi và ràng buộc trách nhiệm cho cả bên mua và bên bán. Tránh trường hợp chỉ thỏa thuận miệng không có ràng buộc gì cả. Khi đó bên bán sẵn sàng ” đánh tháo” không bán nữa. Hoặc bên mua không mua nữa thì bên bán cũng làm được gì. Gần đây có nhiều môi giới bất động sản thổ cư có gửi thắc mắc về việc: ” Bên mua viện lý do nào đó để không mua nữa. Sau đó đòi lại tiền cọc của bên bán”. Trường hợp này Alan Đức Nguyễn đã gặp nhiều trên hành trình môi giới của mình. Nhiều khi người mua là dân ” Lướt sóng”, đặt cọc căn nhà đó rồi tìm người mua ăn chênh lệch. Không ” Lướt” được thì giở trò đòi cọc. Thậm chí còn dùng xã hội đen gây áp lực lên chủ nhà bán. Gây mất ổn định trật tự xã hội. Hoặc có người mua nhà đặt cọc rồi, nhưng thấy có nhà khác đẹp hơn nên mua nhà khác. Khi đó đến năn nỉ ỉ ôi xin cọc, gây phiền toái và lỡ việc của chủ nhà bán.

Luật pháp Việt Nam đã có những quy định chặt chẽ để bảo vệ lợi ích chính đáng và quy định rõ ràng trách nhiệm của các bên tham gia như sau:

Mức phạt đặt cọc mua bán nhà đất được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Đặt cọc mua bán nhà đất là gì?

Theo Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Như vậy, đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, đặt cọc được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, phổ biến nhất là khi chuyển nhượng nhà đất.

Mức phạt cọc nếu không thực hiện giao dịch mua bán nhà đất

Khi bên nhận đặt cọc hoặc bên đặt cọc không giao kết hoặc thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận thì sẽ bị phạt cọc. Mức phạt cọc được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

– Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc (mất số tiền đặt cọc).

– Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trả lại tiền đặt cọc và bị phạt cọc một khoản tiền tương đương với số tiền đặt cọc).

Lưu ý: Các bên có thỏa thuận khác như không phạt cọc hoặc phạt cọc theo mức thấp hơn, cao hơn số tiền đặt cọc thì thực hiện theo thỏa thuận đó với điều kiện nội dung thỏa thuận không trái luật, đạo đức xã hội.

Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc công chứng

Hiện nay, không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ quy định công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Tuy nhiên, để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực.

Alan Đức Nguyễn hy vọng những chia sẻ hữu ích trên là kiến thức để môi giới bất động sản nắm vững và thực hiện hiệu quả trên hành trình bất động sản của mình.

ĐỌC THÊM

Alan Đức Nguyễn

Chuyên gia bất động sản

https://alanducnguyen.com/alan-duc-nguyen-huong-dan-ve-muc-phat-dat-coc-mua-ban-nha-dat-moi-nhat/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Top Ad

Your Ad Spot